Trong quá trình truy cập vào các Website trên mạng Internet, bạn có thể nhận thấy một số Website truy cập rất nhanh, một số lại truy cập rất chậm. Điều này một phần nguyên nhân là vì Website hết Bandwidth (băng thông). Vậy cụ thể thì băng thông là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến Website của bạn?
Toc
Hãy cùng 1FPT tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!
Xem thêm:
- Cách chặn Wifi FPT đơn giản ai cũng làm được
- Tìm hiểu các tuyến cáp quang biển tại Việt Nam
Băng thông (bandwidth) là gì?
Băng thông – Bandwidth là lượng dữ liệu được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong 1 giây, băng thông càng lớn thì tốc độ đường truyền dữ liệu đi càng nhanh.
Trong an ninh mạng, băng thông được tính bằng đơn vị bit/giây (bps) hoặc đôi khi được tính bằng byte/giây (Bps). Đối với những máy tính sử dụng tốc độ lớn thì có thể tính bằng triệu bit/giây (Mbps) thậm chí là hàng tỷ bit/giay (Gbps).
Băng thông rộng là gì?
Băng thông rộng chính là đường truyền tải dữ liệu có khả năng truyền tải nhiều tín hiệu, đường truyền trong một thời điểm. Trong đó thì các đường truyền có thể là cáp quang, cáp đồng trục, cáp xoắn, radio.
Băng thông quốc tế là gì?
Băng thông quốc tế là tốc độ đường truyền của mạng internet từ một quốc gia đi ra ngoài phạm vi lãnh thổ. Vì khoảng cách địa lý khá lớn nên băng thông quốc tế chưa đảm bảo về chất lượng đường truyền. Đồng thời chi phí khá cao bởi các nhà mạng trong nước phải thuê lại băng thông của các công ty Viễn thông nước ngoài.
Các dạng băng thông
Để phân chia các loại băng thông thì chúng ta có thể áp dụng khá nhiều cách. Nhưng cách phân chia dễ dàng thấu hiểu nhất là các loại băng thông sau:
Dựa theo phạm vi sử dụng
- Băng thông trong nước: sử dụng để trao đổi, tương tác giữa các máy chủ trong nước. Hay còn gọi tắt là hệ thống mạng nội bộ
- Băng thông nước ngoài: sử dụng để kết nối, trao đổi, tương tác với máy chủ của nhiều quốc gia khác nhau. Loại băng thông này phải phụ thuộc khá nhiều vào cáp quang biển nên cáp quang bị đứt bạn sẽ không thể nào truy cập hoặc truy cập chậm vào các website nước ngoài như Facebook, Youtube,…
Dựa theo dung lượng sử dụng
- Băng thông được cam kết: là loại bằng thông được nhà mạng cam kết cung cấp với một lượng cố định để bạn kết nối internet. Nếu như bạn sử dụng hết dung lượng thì cần trả thêm tiền.
- Băng thông được chia sẻ: là loại bằng thông cho phép bạn có thể dùng máy chủ chia sẻ để hạn chế tình trạng server bị đơ
- Băng thông riêng: để sử dụng loại bằng thông này bạn bắt buộc phải trả một khoản phí cố định. Vì là băng thông riêng nên bạn không thể chia sẻ bằng thông này với người khác đồng sử dụng.
Vì sao cần phải đo băng thông mạng?
Việc thường xuyên đo băng thông mạng sẽ giúp bạn đảm bảo được các kết nối trả phí đều hoạt động đúng với thông số của nhà cung cấp mạng đưa ra. Đây như một bài kiểm tra nhỏ về việc kết nối có đúng với cam kết hay không. Nếu như bạn thấy có sự sai lệch cần liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ mạng để phản ánh về tốc độ đường truyền, bảo vệ quyền lợi cá nhân.
Vì sao cần phải đo băng thông mạng?
Việc thường xuyên đo băng thông mạng sẽ giúp bạn đảm bảo được các kết nối trả phí đều hoạt động đúng với thông số của nhà cung cấp mạng đưa ra. Đây như một bài kiểm tra nhỏ về việc kết nối có đúng với cam kết hay không. Nếu như bạn thấy có sự sai lệch cần liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ mạng để phản ánh về tốc độ đường truyền, bảo vệ quyền lợi cá nhân.
Đơn vị đo băng thông internet
Băng thông ban đầu được đo bằng bit/giây (bps) nhưng hiện nay, do nhu cầu sử dụng bằng thông dung lượng lớn càng ngày càng cao nên đơn vị đo băng thông internet có thể tính theo:
- Kilobit = 1.000 bits
- Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits
- Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits
- Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits
Thực ra, Terabit vẫn chưa phải là đơn vị đo băng thông lớn nhất. Sau Terabit còn có Petabit, Exabit, Zettabit và Yottabit. Mà mỗi một đơn vị này đều nhiều hơn gấp 10 lần đơn vị đo liền trước nó nhưng đơn vị này không được sử dụng phổ biến.
Phương pháp đo băng thông phổ biến
Để tiến hành đo băng thông bạn có thể sử dụng Test TCP hoặc PRTG Network Monitor. Trong đó:
- Test TCP (TTCP): được sử dụng để đo lường thông lượng trên mạng IP Networks giữa hai máy chủ với 1 bên máy chủ đảm nhiệm vai trò gửi và một bên còn lại đảm nhận vai trò nhận.
- PRTG Network Monitor: được nâng cấp, sử dụng giao diện đồ họa và biểu đồ để đo xu hướng băng thông trong thời gian dài hơn. Ngoài ra còn có thể sử dụng để đo lưu lượng giữa các giao diện khác nhau.
- LAN Speed Test (Lite): sử dụng trực tiếp, thuộc dạng portable không cần phải cài đặt. Thao tác kiểm tra rất đơn giản, dễ sử dụng và cho phép kiểm tra thông số internet nhanh và trích xuất báo cáo dễ dàng.
- Real Network Monitor: cho phép sử dụng miễn phí tương thích với hệ điều hành Windows XP đến Window 8.
- NetStress: có khả năng kiểm tra tốc độ internet, cấu hình, benchmark hiệu năng tốt. Đồng thời tự động kiểm tra IP người dùng và trả kết quả qua giao diện trực quan bằng đô thị
- NetIO-GUI: Sử dụng để đánh giá, kiểm tra cả máy chủ lẫn máy tính cá nhân rất hiệu quả. Khá phù hợp để đánh giá băng thông VNPT, Viettel, FPT,…
Bóp băng thông là gì?
Bóp băng thông hay hạ băng thông, điều tiết băng thông là hoạt động nhà cung cấp dịch vụ internet hoặc nhân viên quản trị hệ thống mạng giảm bằng thông dịch vụ một cách có chủ đích. Nghĩa là chủ động giảm tốc độ của đường truyền internet xuống thấp hơn tốc độ tối đa để khó có thể truyền tải được.
Phân Biệt Bandwidth và Tốc độ Internet
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa băng thông internet và tốc độ internet. Nhưng thực tế thì đây là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn:
- Băng thông internet là số lượng data tối đa được truyền tải trong 1s giữa hai máy tính với nhau thông qua một kết nối mạng. Băng thông internet được đo bằng đơn vị Kilobit, Megabit, Gigabit, Terabit…
- Tốc độ internet là khái niệm dùng để chỉ sự nhanh chậm của việc truyền dữ liệu. Thường có 2 loại tốc độ internet là tốc độ download và tốc độ upload
Kết luận
Như vậy chúng tôi đã lý giải chi tiết băng thông là gì và các phương pháp đo băng thông phổ biến bạn nên biết. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bằng thông và có cách xử lý phù hợp khi bị bóp băng thông. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết này nhé.
Thông tin được biên tập bởi: 1FPT