Chuẩn kết nối HDMI – CEC giúp cho tivi và các thiết bị ngoại vi kết nối và tương tác với nhau tốt hơn. Nếu như bạn vẫn đang còn mơ hồ và muốn hiểu hơn về khái niệm này thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé.
Chuẩn kết nối HDMI – CEC là gì?
Chuẩn kết nối HDMI – CEC là biến thể của HDMI thông thường. HDMI – CEC là cổng kết nối 2 chiều, được sử dụng để kết nối tivi với các thiết bị ngoại vi khác. Điều này có nghĩa rằng tivi có thể điều khiển các thiết bị khác và ngược lại.
HDMI – CEC thường được sử dụng nhiều trên các máy chơi game console như: Xbox, Playstation, đầu Android tivi Box. Người sử dụng có thể dùng remote để đưa máy chơi game thoát chế độ nghỉ ngơi, khi đó máy chơi game có thể tự động chuyển tivi sang đúng đầu vào HDMI để bắt đầu chơi game mà không cần quá nhiều thao tác để khởi động.
Nếu như người dùng chuyển tín hiệu hình ảnh ở Tivi sang ngõ vào máy chơi game đang ở chế độ nghỉ ngơi thì khi đó máy sẽ tự động hiểu lệnh và khởi động các chức năng.
Ưu và nhược điểm của chuẩn kết nối HDMI-CEC
Chuẩn kết nối HDMI-CEC có những ưu và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
- Có thể sử dụng remote để điều khiển một số tính năng của thiết bị ngoại vi được kết nối với tivi bằng HDMI.
- Cáp sử dụng để kết nối những thành phần video và âm thanh với nhau sẽ có thể sử dụng như một đường dẫn điều khiển các thiết bị.
Nhược điểm
- Các thiết bị có HDMI không bắt buộc phải có chức năng CEC.
- Quyền truy cập HDMI – CEC ở các thương hiệu khác nhau đôi khi không nhất quán.
- Chỉ hỗ trợ điều khiển một số tính năng chứ không phải tất cả giống như điều khiển từ xa của riêng thiết bị.
- Một số trường hợp cần phải kích hoạt HDMI – CEC để HDMI ARC có thể hoạt động.
- Đôi khi HDMI – CEC sẽ tự động bật, tắt thiết bị không theo ý muốn của người sử dụng.
Tìm hiểu IPTV là gì?
Vì sao nên sử dụng chuẩn HDMI – CEC?
Chuẩn kết nối HDMI – CEC không chỉ có tính tương tác cao mà nó còn giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng nhận diện và quản lý các thiết bị ngoại vi khi kết nối với thiết bị tivi.
Người sử dụng sẽ không phải dò tìm từng ngõ vào của tín hiệu, HDMI – CEC sẽ tự nhận diện được thiết bị kết nối và gắn nhãn đầu vào cho từng thiết bị khác nhau. Ví dụ như nhãn ngõ vào của máy PS4 sẽ là Playstation 4 chứ không phải HDMI 2 như thông thường.
Tính năng của HDMI-CEC
Sau đây sẽ là một số tính năng của HDMI-CEC. Tuy nhiên, không phải tất cả những kết nối HDMI-CEC đều có đầy đủ những tính năng này.
- Remote Control Pass (Điều khiển từ xa truyền qua): cho phép các lệnh của remote truyền qua một thiết bị ở trong một hệ thống. Ví dụ: bạn có thể sử dụng remote tivi để điều khiển một số thiết bị ngoại vi có kết nối với tivi thông qua HDMI-CEC.
- One-Touch Play (Phát một chạm): khi bạn bắt đầu phát lại trên thiết bị nguồn thì các thiết bị sẽ chuyển sang nội dung đầu vào HDMI mà thiết bị được kết nối. Ví dụ: cho đĩa vào đầu phát Blu-ray Disc và nhấn Play, nó sẽ báo tivi chuyển sang đầu vào HDMI mà đầu phát kết nối.
- Routing Control (Điều khiển định tuyến): Người dùng có thể kiểm soát và điều khiển các lựa chọn nguồn đầu vào. Ví dụ: bạn có thể sử dụng điều khiển TV để chuyển đổi các lựa chọn đầu vào trên một bộ thu Home Theater được kết nối.
- Deck Control: người dùng có thể sử dụng điều khiển tivi để điều khiển các tính năng phát như Play, Pause, Rewind, Fast Forward ở trên đầu phát đĩa Blu-ray/Ultra HD được kết nối HDMI, stream media hoặc hộp cáp Set-top box.
- One-Touch Record (Bản ghi một chạm): Nếu bạn sử dụng đầu ghi DVD hoặc DVR có hỗ trợ kết nối HDMI – CEC thì bạn có thể ghi nội dung yêu thích trên màn hình tivi.
- Timer Programming (Lập trình hẹn giờ): Có thể sử dụng một Electronic Program Guide (EPG) được bao gồm ở trong hộp cáp hoặc tivi để hẹn giờ với đầu ghi DVR hoặc DVD tương thích.
- System Audio Control (Điều khiển âm thanh hệ thống): người dùng có thể điều chỉnh được âm lượng của đầu thu Home Theater có trang bị HDMI – CEC hoặc bộ xử lý/preamp AV bằng remote tivi.
- Device Menu Control (Điều khiển menu thiết bị): Tivi của bạn có thể điều khiển hệ thống menu của thiết bị được kết nối với tivi bằng HDMI.
- System Standby (Chế độ chờ hệ thống): Người dùng có thể điều chỉnh một số thiết bị sang chế độ chờ chỉ với một nút bấm. Ví dụ: bạn có thể sử dụng remote của tivi để thoát khỏi chế độ chờ hoặc chuyển các thiết bị nguồn được kết nối.
Cách khắc phục lỗi tắt Tivi tắt luôn Tivi BOX
Trong quá trình sử dụng truyền hình FPT, để khắc phục lỗi tắt Tivi tắt luôn Tivi BOX (FPT PLAY BOX) thì bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Trên remote tivi bạn bấm vào nút Home.
Bước 2: Sau đó chọn Cài đặt
Tiếp đó chọn vào mục Hình ảnh -> Cài đặt chuyên môn.
Bước 3: Sau khi chọn Cài đặt chuyên môn xong thì bạn tiến hành Bật Anynet+ (HDMI – CEC).
Những tên gọi khác của chuẩn kết nối HDMI – CEC
Đôi khi HDMI – CEC sẽ có những tên gọi khác trên các thiết bị khác nhau. Sau đây sẽ là danh sách những tên gọi khác của chuẩn kết nối HDMI – CEC mà các hãng tivi đã đặt cho nó:
Hãng |
Tên gọi |
Hitachi |
HDMI-CEC |
Anthem |
CEC Control |
Funai, Emerson, Magnavox, Sylvania và một số thiết bị Philips: |
Fun-Link |
Denon |
CEC or HDMI Control |
Insignia |
InLink |
Mitsubishi |
NetCommand |
Onkyo |
RIHD |
Panasonic |
Viera Link, HDAVI Control, EZ-Sync |
LG |
SimpLink |
Pioneer |
Kuro Link |
Philips |
EasyLink |
Samsung |
Anynet, Anynet+ |
Sharp |
Aquos Link |
Toshiba |
Regza Link, CE-Link |
Sony |
Bravia Sync, Bravia Link |
Vizio |
CEC |
Trên đây là tên gọi chuẩn kết nối HDMI – CEC của một số hãng tivi phổ biến. Có một số hãng chưa được liệt kê hoặc tên gọi có thể thay đổi theo thời gian.
Kết luận
Như vậy trên đây là những thông tin xung quanh chuẩn kết nối HDMI – CEC mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm này mà biết cách khắc phục lỗi tắt Tivi tắt luôn Tivi BOX nhanh chóng.
Thông tin được biên tập bởi 1FPT.VN
Hoàng Việt Anh là Co-Founder của 1FPT – Trang Web Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT Telecom. Tại 1FPT, chúng tôi cung cấp những sản phẩm dịch vụ viễn thông của FPT Telecom bao gồm Internet, Truyền hình Cáp, Camera …